PHÂN CHUỒNG: ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ |GFC
Phân chuồng đã ủ hoai mục có giá trị hữu cơ tốt để cung cấp cho cây trồng, có thể dùng để canh tác cho rau màu và thay thế hoàn toàn phân hóa học
#1/ Thành phần dinh dưỡng của các loại phân chuồng
Phân chuồng | N | P | K | Cách sử dụng |
Dơi | 6.0 | 9.0 | 3.0 | Có hàm lượng dinh duo74g N,P, K cao nhất. Nhưng số lượng thấp nên đa số được dùng cho những loại cây kiểng cao cấp, mang lại giá trị kinh tế cao |
Thỏ | 2.4 | 1.4 | 0.5 | Thích hợp dùng cho cây trồng trong gia đoạn sinh trưởng (cần nhiều đạm để nuôi cây & lá) |
Heo (khô) | 2.2 | 2.1 | 1.0 | |
Gà (khô) | 1.6 | 1.8 | 2.0 | Có hàm lượng K cao: thích hợp bón cho cây trong giai đoạn dưỡng trái để tăng chất lượng quả ngon hơn và ngọt hơn. |
Gà tây | 1.3 | 0.7 | 0.5 | |
Cừu | 1.2 | 2.0 | 2.1 | |
Phân trùn quế (tươi) | 0.91 | 1.14 | 0.21 | Hàm lượng đạm, lân, kali khá ít, nên khi dùng phân trùn quế cần bổ sung thêm kali cho cây trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Giá trị lớn nhất của phân trùn là các acid amin với vi sinh vật trong đó, giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng, điều mà các loại phân bón khác không có được. |
Gà tươi | 0.9 | 0.5 | 0.5 | |
Bò | 0.6 | 0.4 | 0.5 | |
Ngựa | 0.6 | 0.3 | 0.5 | |
Heo tươi | 0.6 | 0.3 | 0.4 |
# 2/ Đặc điểm:
Là hỗn hợp chủ yếu từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
- Ưu điểm:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (đạm, lân, kali), trung (canxi, magiê, natri silic) và vi lượng (đồng, kẽm, mangan, molipden…) cung cấp cho cây trồng.
+ Bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất
+ Giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh
+ Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện bất lợi như hạn hán, xói mòn…
+ Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học
+ Dễ dàng được nguòi
- Nhược điểm:
+ Có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
+ Hàm lượng đạm nguyên chất trong phân chuồng thấp
+ Cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công
+ Không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
+ Do lên men nên phân chuồng có chứa cá axit hữu cơ, khi bón sẽ làm chua đất, nên xử lý bằng cách bón kết hợp với vôi
#3/ Kỹ thuật sử dụng phân chuồng
+ Chỉ dùng phân chuồng đã ủ hoai mục để bón cho đồng ruộng, vườn ươm và các loại cây trồng
+ Phân chuồng có thể vận chuyển sớm ra ngoài đồng nhưng không nên đánh thành nhiều đám nhỏ vì sẽ làm chất lượng phân giảm
+ Phân chuồng nên bón lót, cần bón vùi vào đất để tránh mất N. Đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ, khí hậu khô cần vui phân sâu hơn
+ Nếu bắt buộc dùng phân chuồng để bón thúc cần dùng phân đã ủ hoai mục hoặc nước phân
+ Phân chuồng đã ủ hoai mục và đúng kỹ thuật có thể dùng để bón dặm khi cây đang phát triển. Các loại cây trồng như bí, bắp sẽ phát triển tốt và hiệu quả hơn khi bón phân chuồng đã ủ hoai mục trải đều trên đồng và cày độn vào đất trước khi gieo trồng. Các loại rau như cải bắp, cà chưa, khoai tây và rau ăn củ thì phát triển tốt nhờ hiệu quả của phân chuồng ở vụ trước
#4/ Các ủ:
Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống. Có 03 phương pháp ủ phân chuồng:
- Ủ nóng (ủ xốp):
B1: Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp (không được nén).
B2: Sau đó tưới nước, giữ ẩm 60 – 70%,
B3: Pha trộn: có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1 – 2% lân super,
B4: Sau đó trét bùn che phủ cho kín, hằng ngày tưới nước. Thời gian ủ ngắn 30 – 40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
- Ủ nguội (ủ chặt):
B1: Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt:
B2: Đống phân ủ rộng khoảng 2 – 3m, cao 1,5 – 2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5 – 6 tháng.
- Ủ nóng trước nguội sau:kết hợp cả 2 phương pháp trên
B1: Ủ nóng 5 – 6 ngày,
B2: Khi nhiệt độ 50 – 60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên. Sau đó trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
-GFC tổng hợp-